mua bán nồi hơi cũ

chuyên mua bán lò hơi cũ qua sử dụng

Quy trình xử lý sự cố lò hơi diễn ra như thế nào?

 

     Trong quá trình vận hành lò hơi, nếu thao tác không đúng chỉ dẫn trong quy trình vận hành sẽ gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ở các bộ phận của lò hơi hay gây ra những tai nạn cho công nhân đốt lò...đó là  sự cố lò hơi. Trong phần này sẽ giới thiệu một số sự cố điển hình thường thấy ở các lò hơi và quy trình xử lý sự cố lò hơi.

 

 

 1. Các nguyên nhân dẫn đến sự cố lò hơi

 

 - Do sự sơ suất của công nhân đốt lò, quên không theo dõi thường xuyên mức nước trong ống thuỷ, quên không cung cấp nước cho nồi hơi.

 - Do van xả đáy nồi hơi bị hở, xì, rò chảy khá nhiều, mức nước trên ống thuỷ tụt xuống nhanh chóng mà không thấy.

 - Do nồi hơi có một bộ phận nào đó bị xì vỡ (nứt) nước thoát ra ngoài mà không biết (thường xì vỡ ở balông ống sinh hơi, ống góp, mặt sàng...)

 - Do bơm hỏng hay "van tuần hoàn" ở vị trí không đúng, nên mặc dù bơm có chạy, nhưng nước không vào nồi hơi, công nhân vận hành không chú ý theo dõi ống thuỷ.

 - Do hệ thống ống nước bị tắc, hay bơm mất chân không (bơm ly tâm) mà nước không vào nồi hơi.

 - Van cấp nước của lò hơi bị rò rỉ lớn, khi lò hơi khác lấy nước (lắp chung 1 đường ống nước) thì nước cũng trò qua van cấp nước hỏng đó mà chảy vào cho đến khi đầy nước công nhân đốt lò cũng không biết

 

 2. Quy trình xử lý sự cố lò hơi

 

     Quy trình xử lý sự cố lò hơi bao gồm những công đoạn cụ thể như sau:

 

 a. Cạn nước quá mức

 

     Đóng chặt van thông hơi, thông nước ra ống thuỷ.Mở van xả đáy ống thuỷ cho thoát hơi, nước trong ống thuỷ thoát ra ngoài, sau đó, nhanh chóng đóng chặt van xả đáy ống thủy lại.Từ từ mở van nước ra.

 

     Tắt ngay quạt gió, quạt khói của lòhơi, đóng các lá chắn gió ở gầm ghi lò.Chạy bơm cấp nước vào, khi mở van cho nước chảy vào phải từ từ, thận trọng, nghe ngóng những tiếng động phía trong lò, chú ý theo dõi mức nước trong ống thuỷ.

 

     Nếu không có hiện tượng gì bất thường xảy ra thì tiếp tục cung cấp nước đến mức thấp nhất của ống thuỷ (vạch quy định dưới) thì tắt bơm, ngừng cung cấp nước vào nồi hơi. Sau đó chừng 5 phút tiếp tục (mở) chạy bơm cung cấp nước vào lò hơi cho đến mức trung bình của ống thuỷ.

 

 

b. Nước đầy quá mức

 

     Khi sử dụng, chúng ta nên kiểm tra lò hơi theo định kỳ nhằm đảm bảo lò hơi được vận hành an toàn.

 

     Ở công đoạn tiếp theo của quy trình xử lý sự cố lò hơi, trước nhất, nếu đang cung cấp nước vào lò hơi thì tắt ngay bơm và khoá chặt van cấp nước lại.

 

     Kiểm tra ống thuỷ, thông rửa ống thuỷ, rồi cho ống thuỷ làm việc lại, nếu thấy mực nước vẫn đang kín ống thuỷ, thì phải kiểm tra mực nước của ống thuỷ tối. Nếu thấy phù hợp với mức nước của ống thuỷ sáng, tì nhanh chóng thao tác như sau:

 

 - Xả van xả đáy nồi, xả từng hồi cho tới khi thấy mức nước ống thuỷ ở mức cao nhất, sẽ tạm ngừng xả

 - Sau đó 3 phút sẽ tiếp tục xả cho mức nước trong nồi hơi xuống mức bình thường.

 

     Nếu hơi cung cấp cho máy tiêu dùng hơi yêu cầu phẩm chất hơi phải khô: chạy tuốc bin hơi, sấy thực phẩm... thì có thể phải đóng chặt van hơi chính, ngừng cấp hơi sang sản xuất, xả hơi ra ngoài trời, hoặc kênh van an toàn cho hơi thoát ra ngoài.

 

     Khi mức nước đã ổn định, ở mức bình thường và phẩm chất hơi đã tốt, khi ấy lại mở van chính cung cấp hơi sang sản xuất, hạ van an toàn xuống hoặc đóng kín van xả hơi lại.