Người vận hành Nồi hơi – Lò hơi cần phải được học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 theo quy định hiện hành của pháp luật.
+ Được đào tạo qua các trung tâm huấn luyện; trường chuyên ngành, cơ quan kiểm định, cơ sở dậy nghề, cơ sở chế tạo;
+ Được đào tạo, huấn luyện trực tiếp tại cơ sở; mở lớp tập trung hay trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt và vận hành thử nghiệm Nồi hơi – Lò hơi.
+ Hệ thống kiến thức cơ bản về Nồi hơi – Lò hơi và các kiến thức chuyên sâu về thiết bị được vận hành;
+ Đực thực hành thực tế các kỹ năng vận hành cũng như cách xử lý sự cố đơn giản thường gặp;
+ Kiểm tra, sát hạch các kiến thức đã học.
+ Việc cấp chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 phải được thực hiện bởi các cơ sở có chức năng theo quy định hiện hành của nhà nước..
+ Người vận hành Nồi hơi – Lò hơi sản xuất nhiệt – điện phải có bằng nghề, các loại Nồi hơi – Lò hơi khác thì phải có chứng chỉ nghề
+ Người không trực tiếp vận hành mà chỉ theo dõi phục vụ Nồi hơi – Lò hơi. Tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.
+ Người quản lý Nồi hơi – Lò hơi phải nắm vững nội quy; quy trình vận hành Nồi hơi – Lò hơi. An toàn và cách xử lý sự cố Nồi hơi – Lò hơi nhanh nhất của cơ sở; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về vấn đề an toàn lao động. Những quy định của nhà nước có liên quan đến việc quản lý Nồi hơi – Lò hơi.