Như đã giới thiệu ở trên, lò hơi được dùng rộng rãi và thông dụng trong hầu hết các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất có nhu cầu sử dụng nhiệt từ hơi nóng. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình;
Trong ngành điện năng lò hơi giúp tạo ra dòng hơi có động năng cao để tác động lên các cánh quạt tuabin hơi và làm quay tuabin. Kết quả sinh ra điện năng.
Trong ngành thực phẩm dùng lò hơi đốt dầu hoặc gas để đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và sự ổn định. Với chức năng chính là dùng hơi nước để sản xuất các loại đóng hộp như sữa, thịt, rượu, nước.
Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm hơi nước từ lò hơi được dùng để thực hiện các công đoạn: nhuộm, hồ, sấy, vải.
Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy dùng nguồn nhiệt hơi nước để phục vụ các công đoạn: xeo giấy, hấp giấy, sấy giấy.
Trong ngành chế biến gỗ dùng nhiệt và hơi nước để làm ván ép, xông, sấy gỗ, hấp tẩm dầu.
Trong lĩnh vực xây dựng, lò hơi có nhiệm vụ giúp sấy nhanh các kết cấu bê tông từ đó giúp tăng nhanh tiến độ sản xuất.
Trong ngành dịch vụ lò hơi được ứng dụng để sưởi ấm, xông hơi, vệ sinh, tắm hơi.
Trong ngành giao thông đường biển lò hơi phục vụ sinh hoạt và dòng hơi được tạo ra có tác dụng truyền động năng làm quay tuabin ở chân vịt của tàu thuyền.
– Tùy thuộc vào chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cặn bẩn trong lò hơi thường là từ 3 – 6 tháng/1 lần.
– Vệ sinh bên trong lò hơi – nồi hơi được thực hiện bằng biện pháp hoá chất, kết hợp với thủ công cơ khí thông qua việc vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.
– Hoá chất sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp nhất cho lò hơi – nồi hơi là dung dịch NaOH có nồng độ 2%. Thực hiện bằng cách đổ đầy dung dịch NaOH vào lò hơi và đun đến sôi.
Áp suất từ 0.3 – 0.4 trong khoảng từ 12 – 24 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào độ dày của lớp cáu cặn.
Sau khi tháo dung dịch NaOH khỏi lò hơi thì thực hiện cấp nước rửa lò và vệ sinh cơ khí. Việc xử lý bằng hóa chất phải do cán bộ có kiến thức về hóa chất đảm nhiệm.
– Nếu lò hơi ngừng vận hành từ >1 tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng khô.
– Nếu lò hơi ngừng vận hành <1 tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng ướt.
Phương pháp bảo dưỡng khô
Sau khi dừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi, mở cửa van và dùng nước rửa sạch, đốt lò sấy khô (lưu ý không đốt lửa to) mà mở cửa van.
Mở cửa vệ sinh phần ống trên thân lò và sử dụng 8 -10kg vôi sống, có cỡ hạt có kích thước 10 – 30mm đặt trên mâm nhôm đưa vào nồi hơi. Đóng các cửa van. Trung bình cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
Phương pháp bảo dưỡng ướt
Sau khi dừng vận hành nồi hơi – lò hơi thì tháo toàn bộ nước trong lò ra, rửa sạch các cáu cặn trong lò. Cho nước đã xử lý đầy vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ lên đến 100°c, sau đó mở van an toàn để khí thoát ra ngoài. Đóng các van lại và dập lửa.
Kiểm định an toàn lò hơi khi đã hết hạn kiểm định.
Trên đây là quy trình bảo dưỡng nồi hơi, lò hơi đúng cách, an toàn. Nếu năng lực của người vận hành không đáp ứng để thực hiện bảo trì lò hơi thì hãy liên hệ với các đơn vị bảo trì có uy tín để thực hiện công việc này. Chế tạo mua bán lò hơi thiết bị nhiệt uy tín / 0903 682 412 Mr Vũ
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ về số Phone:0903.682.412 Mr Vũ để được hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT VŨ NGỌC PHÁT
Mã Số Thuế: 0314797650
Địa chỉ văn phòng: A5/19N1, Đường 1A, Ấp 1B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Địa chỉ nhà xưởng: 117/2T, Đường Hồ văn long, Phường Tân tạo, Quận Bình tân, TP.HCM Phone:0903.682.412 Email: trungvu1011@gmail.com