#1 Hướng dẫn quy trình vận hành lò hơi đốt dầu và đốt củi | 0903 682 412 Mr Vũ
Hướng dẫn kỹ thuật vận hành nồi hơi | bán lò hơi cũ | 0903.682.412 Mr.Vũ
I. Các yêu cầu cơ bản chuẩn bị khởi động lò:
Khởi động lò hơi là chỉ lò hơi từ trạng thái chưa hoạt động sang trạng thái hoạt động. Thường có 2 dạng khởi động: Khởi động ở trạng thái nguội và khởi động ở trạng thái nóng. Khởi động ở trạng thái nguội là khởi động nhóm lửa ở lò hơi mới lắp đặt, cải tạo, sửa chữa hay ngừng lò sau 1 thời gian.v.v. Khởi động ở trạng thái nóng là khởi động lò hơi đang ở trạng thái dự phòng tạm ngừng lò trong thời gian ngắn vài ngày.
Lò hơi trong quá trình khởi động, các bộ phận, thiết bị, phụ kiện từ trạng thái lạnh (nhiệt độ xung quanh) chuyển sang trạng thái chịu nhiệt từ không chịu áp lực chuyển sang chịu áp lực, nên tính chất vật lý, tình trạng chịu lực có nhiều thay đổi, theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, ước tính có tới 50% sự cố lò hơi xảy ra trong quá trình khởi động lò.
1. Kiểm tra chuẩn bị:
Trước khi khởi động lò hơi phải tiếng hành kiểm tra toàn diện, nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:
(1). Kiểm tra trong ngoài các bộ phận chịu áp lực, các bề mặt chịu nhiệt, xem có ở trạng thái hoàn hảo có thể đưa vào vận hành được không.
(2). Kiểm tra các bộ phận của hệ thống đốt cháy xem có ở trạng thái hoàn hảo không, bao gồm: sàn tạo sôi, buồng lửa, bộ phân ly hồi liệu, đường ống cấp gió, buồng gió, đường dẫn khói.v.v. xem ở trạng thái bình thường không.
(3). Kiểm tra các cửa đóng (gồm cửa chui người, cửa lò, cửa phòng nổ, lỗ kiểm tra quan sát lửa) xem có bình thường không.
(4). Kiểm tra các phụ kiện an toàn, thiết bị đo lường, tự động điều khiển, các loại van điện có đầy đủ khâu và trong trạng thái hoàn hảo không.
(5). Kiểm tra các bộ phận kết cấu của lò hơi như khung thép, giá đỡ, cầu thang, các cơ cấu trèo lên có bình thường không.
(6). Kiểm tra các thiết bị phụ trợ, đặc biệt các thiết bị có chuyển động quanh xem có bình thường không, cần thiết có thể kiểm tra chạy thử từ thiết bị.
(7). Kiểm tra hệ thống cấp nước, như thiết bị xử lý nước, bình khử khí, bơm cấp nước và các phụ kiện van.v.v... có ở trạng thái sẵn sàn cấp đủ nước đạt chất lượng cho lò hơi không.
(8). Kiểm tra hệ thông cấp gió và thải khói như quạt gió, quạt khói, các cụm điều chỉnh trước quạt, ống dẫn gió, các van lá gió, mương dẫn khói.v.v.. xem có ở trạng thái bình thường không.
(9). Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu: băng chuyền, máy cấp nhiên liệu, máy nghiền, kho bãi .v.v.. có đảm bảo cấp liên tục đủ nhiên liệu cho lò không.
2. Những điều lưu ý an toàn trong giai đoạn nhóm lửa nâng áp suất:
(1). Phòng tránh nổ buồng lửa. Trong hỗn hợp các chất khí cháy như metan, khí than .v.v.. hoặc dầu, bụi than .v.v.. và không khí. Khi đạt đến tỉ lệ nhất định, gặp ngọn lửa lập tức gây nên cháy nổ mạnh. Lò hơi trước khi khởi động, trong buồng lửa có thể tồn đọng một số chất cháy nêu trên, nếu không chú ý loại trừ sẽ gây nên sự cố nổ buồng lửa .
Biện pháp phòng nổ là: trước khi mồi lửa, phải chạy quạt hút thông gió 5 ÷15 phút để thải tất cả các chất cháy ra khỏi buồng lửa và mương dẫn khói. Khi đốt dầu, khí đốt và than bột, trước tiên phải cấp gió, sau đến châm lửa, sau cùng mới cấp nhiên liệu. Cấm cấp nhiên liệu trước rồi châm lửa. Châm lửa 1 lần không được phải ngừng châm lửa, thông gió lại từ đầu cho tới khi thải hết chất cháy ra khỏi lò rồi mới thao tác châm lửa.
(2). Điều khiển tốc độ nâng nhiệt nâng áp.
Quá trình nâng áp suất cũng là quá trình nhiệt độ nước bão hòa tăng không ngừng. Do nhiệt độ nước lò tăng, kim loại thành bao hơi và bề mặt chịu nhiệt tăng thêm, trong kim loại dẫn nhiệt không ổn định, cần chú ý đến vấn đề giãn nở nhiệt và ứng suất nhiệt.
Để tránh tạo ra ứng suất nhiệt quá lớn, quá trình nâng áp nhiệt nhất định phải tiến hành từ từ theo thời gian quy định thường không dưới 6 giờ. Trong quá trình nhốm lửa nâng áp, cần phải theo dõi quan sát sau tình trạng giãn nở của các bộ phận chịu áp lực.Nếu phát hiện có hiện tượng kẹt, nên tạm ngừng tăng áp, chờ xử lý khắc phục xong mới tiếp tục tăng áp
Khi phát hiện thấy giãn nở không đều cũng cần có biện pháp xử lý. Thí dụ như dàn ống sinh hơi do nhận nhiệt dẫn đến giãn nở không đều, có thể xả ít nước về phía giãn nở ít của ống góp dưới, để ống sinh hơi giản nở đều nhau.
Các bulông của lò hơi sau khi chịu nhiệt giãn dài làm kết cấu bị lỏng gây rò rỉ, cho nên khi lò hơi nâng áp đến 0,1 ÷ 0,2 MPa, các bulông cửa chui người, bulông mặt kính cần xiết lại. Cấm xiết bulông đai ốc ở áp suất cao hơn.
(3). Theo dõi chặt chẽ các phương tiện đo lường hiển thị.
Trong quá trình nhóm lò nâng áp, các thông số hơi nước, mức nước và tình trạng làm việc ở các bộ phận của lò hơi thay đổi không ngừng để tránh xảy ra hiện tượng bất thường và sự cố, phải theo dõi sát sao các phương tiện đo lường hiển thị, điều khiển áp suất, nhiệt độ và mức nước trong phạm vi hợp lý. Đồng thời các phương tiện đo lường cũng trong tình trạng chuyển từ lạnh sang nóng, từ không chịu áp sang chịu áp, cũng có hiện tượng giãn nở dễ xảy ra bị kẹt, bị tắc, đóng mở không nhạy.v.v.. dẫn đến sự cố làm việc không tin cậy. Cho nên đảm bảo các phương tiện đo lường hiển thị làm việc chính xác, tin cậy là rất quan trọng.
Trong giai đoạn nhóm lò, khi có hơi nước thoát ra từ van xả khí thì có thể đóng van lại để tăng áp suất. Lúc này phải theo dõi sát sao áp kế, trong thời gian nhất định, kim của áp kế phải rời khỏi vị trí cũ. Nếu trong lò đã có áp suất mà kim của áp kế không động đậy thì phải giảm quá trình cháy hay tắt lò để kiểm tra tìm nguyên nhân khắc phục rồi mới tiếp tục nâng áp.
Khi áp suất lò lên đến 0,1 Mpa; tiến hành thông rửa cụm báo mức nước và kiểm tra tính chính xác của báo mức nước. Khi áp suất lên đến 0,3 ÷ 0,4 MPa; kiểm tra thử hệ thống xả cạn, lần lượt theo dõi các van xả cạn của bao hơi và các ống gốp, khi xả chú ý thay đổi các mức nước và kiểm tra van xả xem có làm việc bình thường không.
(4). Đảm bảo làm mát đầy đủ các bề mặt nhận nhiệt lưu động cưỡng bức.
Do lò hơi trong giai đoạn khởi động, không cấp hơi cho nơi sử dụng hơi và cũng không cấp nước vào bao hơi nên trong ống bộ hâm nước và quá nhiệt (nếu có) không có mỗi chất đi qua làm mát ống, nên dễ bị dầu khí khói đi qua bên ngoài làm cháy hỏng cần có biện pháp phòng tránh.
Biện pháp bộ quá nhiệt (nếu có) là: trong quá trình nâng áp suất, áp suất mở van xả nước đọng và van xả khí của ống ra bộ quá nhiệt, để có 1 lượng hơi nước đi qua làm mát bộ quá nhiệt.
Biện pháp bảo vệ bộ hâm nước: Không tách được là trong quá trình nâng áp suất mở van trên đường tái tuần hoàn nước từ bao hơi xuống bộ hâm nước, để bộ hâm nước luôn có nước đi qua làm mát. Như khi cấp nước vào bao hơi, phải đóng van tái từ ngoài nước đầy.
II. Điều khiển lò hơi đang hoạt động:
Khi lò hơi đang vận hành, lượng sinh hơi thay đổi theo biến động của phụ tải. Phụ tải của lò hơi thay đổi sẽ dẫn đến thông số áp suất – nhiệt độ hơi nước thay đổi. Để đáp ứng được nơi sử dụng hơi khi phụ tải thay đổi thì không chỉ phải điều chỉnh lượng sinh hơi của lò hơi mà còn phải điều chỉnh để thông số hơi nước (áp suất – nhiệt độ) không thay đổi. Tình trạng nhiên liệu nước cấp, cung cấp gió thay đổi, cũng sẽ dần đến thông số hơi nước và quá trình vận hành thay đổi. Công việc điều chỉnh này vừa là để thõa mãn yêu cầu về số lượng và chất lượng của hơi nước, cũng là để đảm bảo lò hơi vận hành ở điều kiện an toàn và kinh tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của điều khiển lò hơi đang hoạt động là:
1. Duy trì lượng sinh hơi định mức, hoặc duy trì lượng sinh hơi phù hợp với yêu cầu của phụ tải.
2. Duy trì thông số hơi (áp suất – nhiệt độ hơi nước) ổn định ở trị số định mức.
3. Duy trì mức nước trong bao hơi dao động trong giới hạn cho phép.
4. Đảm bảo chất lượng hơi nước. Với hơi quá nhiệt hàm lượng muối phải nhỏ hơn 1,0 mg/l.
5. Đảm bảo quá trình cháy và truyền nhiệt tốt, thể hiện chủ yếu như sau:
Duy trì được nhiệt độ từ khu vực của buồng lửa.
Điều khiển được áp suất từ khu vực của buồng lửa, hệ thống hồ liệu.
Điều khiển được nhiệt độ khối thải trong giới hạn.
Điều chỉnh được lượng cho tuần hoàn.
Đảm bảo hàm lượng trong phạm vi quy đinh của tro bụi, hàm lượng khí có hại phát thải trong khối thải.
6. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
III. Các yêu cầu cơ bản về ngừng lò:
Ngừng lò được chia làm 2 loại: ngừng lò bình thường và ngừng lò khẩn cấp (ngừng lò sự cố).
1. Ngừng lò bình thường:
Ngừng lò bình thường là ngừng lò theo kế hoạch đã định sẵn. Điểm cần chú ý khi ngừng lò là không để áp suất và nhiệt độ giảm xuống quá nhanh, tránh có bộ phận trong lò do nhiệt độ giảm nhanh và gây nên ứng suất nhiệt cục bộ quá lớn.
Thao tác ngừng lò phải tiến hành tuần tự theo quy định định sẵn.
Tuần tự là: ngừng cấp nhiên liệu đến ngừng cấp gió đến giảm quạt hút. Đồng thời giảm dần phụ tải, giảm dần cấp nước và duy trì mức nước bao hơi bình thường, ngừng cấp hơi, xả hơi hạ áp, mở van xả nước đọng trên ống góp ra bộ quá nhiệt để bảo vệ bộ quá nhiệt, mở van tái tuần hoàn nước để có nước tuần hoàn qua bộ hâm nước để tránh nhiệt độ lò hạ quá nhanh, phải đóng kín tất cả các cửa lò trong 4 ÷ 6 giờ đầu, sau đó mới từ từ tăng cường thông gió và xả nước, thời gian ngừng lò không quá dưới 24 giờ. Khi nhiệt độ nước lò hạ xuống 700C mới được xả nước.
2. Ngừng lò khẩn cấp:
Ngừng lò khẩn cấp còn gọi là ngừng lò sự cố. Khi xảy ra 1 trong các trường hợp sau phải ngừng lò khẩn cấp:
(1). Mức nước trong bao hơi thấp hơn đường ống nối phần nước của cụm báo mức nước.
(2). Khi tăng cường cấp nước vào lò hoạt áp dụng các biện pháp khác mà mức nước trong bao hơi vẫn giảm.
(3). Mức nước trong bao hơi bị đầy nước quá mức, mặc dù đã xả nhưng vẫn không nhìn thấy mức nước.
(4). Tất cả các bơm cấp nước bị hỏng hoặc hệ thống cấp nước bị sự cố không thể cấp nước vào lò hơi được.
(5). Tất cả các cụm báo mức nước vào van an toàn bị hỏng.
(6). Tất cả các áp kế lắp trên các bộ phận chứa hơi của lò hơi bị hỏng.
(7). Các bộ phận lò hơi bị hỏng có nguy cơ gây mất an toàn cho người vận hành.
(8). Thiệt bị đốt cháy nhiên liệu bị hỏng, tường lò đổ sập hay các bộ phận chịu nhiệt của lò bị cháy hỏng, cơ cấu kết cấu thép bị hỏng, uy hiếp đến lò hơi vận hành an toàn.
(9). Các hiện tượng khác thường ảnh hưởng đến lò hơi vận hành an toàn, như quạt hút, quạt gió hỏng, nhà lò bị hoảng loạn.v.v..
Trình tự thao tác ngừng lò khẩn cấp: Đình chỉ ngay cấp than và cấp gió, giảm quạt hút, đồng thời tìm cách thải các vật liệu lò trong buồng lửa, thải tro bay trong bộ hồi liệu. Khi áp suất buồng lửa hạ có thể mở các cửa lò tăng cường thông gió làm mát, áp suất trong lò hạ nhanh có thể cấp nước và xả để thay mức nước lò. Khi nhiệt độ nước lò khoảng 700C mới được xả hết.
Khi ngừng lò do sự cố cạn nước nghiêm trọng, nghiêm cấm cấp nước vào lò và không được mở van xả khí hay van an toàn để xả nhanh áp suất.
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT VŨ NGỌC PHÁT
Mã Số Thuế: 0314797650
Địa chỉ văn phòng: A5/19N1, Đường 1A, Ấp 1B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Địa chỉ nhà xưởng: 117/2T, Đường Hồ văn long, Phường Tân tạo, Quận Bình tân, TP.HCM
Phone: 0903.682.412
Email: trungvu1011@gmail.com
website: www.conhietvungocphat.com
Website: www.noihoivungocphat.com
Yotube: https://www.youtube.com/c/Nguyentrungvu/videos
thanh lý nồi hơi cũ Cần Thơ, thanh lý nồi hơi cũ Đồng Tháp, thanh lý nồi hơi cũ Hậu Giang, thanh lý nồi hơi cũ Kiên Giang, thanh lý nồi hơi cũ Long An, thanh lý nồi hơi cũ Sóc Trăng, thanh lý nồi hơi cũ Tiền Giang, thanh lý nồi hơi cũ Trà Vinh, thanh lý nồi hơi cũ Vĩnh Long, thanh lý nồi hơi cũ Lâm Đồng, thanh lý nồi hơi cũ Ninh Thuận, thanh lý nồi hơi cũ Bình Thuận