I./ CHUẨN BỊ VẬN HÀNH
1. Vệ sinh sạch sẽ: nồi hơi, thiết bị & mặt bằng chung quanh
2. Kiểm tra hệ thống điện: đủ điện áp, đủ pha, dây dẫn và thiết bị điện an toàn.
3. Kiểm tra hệ thống cấp nước: Bồn chứa đủ nước, các van trên đường cấp nước mở, mực nước trong nồi phải ở vị trí làm việc.
4. Kiểm tra tình trạng: nồi hơi, áp kế, ống thủy, rowle áp suất, van an toàn, bộ điều khiển bơm nước, quạt phải ở trạng thái tốt.
5. Chuẩn bị than, củi để đốt.
II./ VẬN HÀNH NỒI HƠI.
1. Bật cầu dao tổng, bật công tắc tủ điện, bật bơm nước sang chế độ tự động.
2. Đóng van hơi chính, mở van xả khí.
3. Nhóm lò, bật quạt hút, quạt thổi (nếu có) sang chế độ tự động. Cấm dùng xăng nhóm lò.
4. Khi thấy hơi nước thoát ra khỏi van xả khí thì đóng van xả khí lại.
5. Khi áp suất trong nồi đạt yêu cầu thì từ từ mở van hơi chính cung cấp hơi cho nơi sử dụng.
III./ TRÔNG NOM NỒI HƠI.
1. Thường xuyên theo dõi mực nước ống thủy, đảm bảo trong nồi đủ nước.
2. Thường xuyên theo dõi áp kế. Đảm bảo áp suất trong nồi không vượt quá mức quy định.
3. Thường xuyên theo dõi lửa cháy trong lò, đảm bảo lửa cháy tốt.
4. Xả đáy nồi hơi, thông rửa ống thủy, kiểm tra van an toàn ít nhất 01 lần/ca.
5. Ghi chép sổ vận hành (nếu có).
IV./ NGỪNG NỒI HƠI BÌNH THƯỜNG.
1. Tắt quạt.
2. Lấy hết than, củi ra khỏi lò.
3. Bơm thêm nước vào nồi đến mực nước cao.
4. Khóa van hơi chính.
5. Tắt các công tắc tủ điện, cúp cầu dao tổng.
V./ CÁC HIỆN TƯỢNG SỰ CỐ PHẢI NGỪNG NỒI KHẨN CẤP.
1. Nồi hơi bị cạn nước: Không thấy nước trong ống thủy. Nhiệt độ nổi nóng bất thường.
2. Áp suất trong nồi hơi vượt quá mức quy định.
3. Nồi hơi bị biến dạng, phồng móp, xì hở.
4. Áp kế, ống thủy, van an toàn, rơle áp suất, bộ điều khiển bơm nước bị hư.
5. Có tiếng kêu lạ ở trong nồi, trong các thiết bị phụ.
6. Có sự cố điện hay hỏa hoạn đe dọa.
VI./ NGỪNG NỒI HƠI SỰ CỐ
1. Tắt quạt.
2. Lấy hết than, củi trong lò ra.
3. Nâng van an toàn để xả hết áp suất trong nồi.
4. Cúp cầu dao điện.
5. Báo cáo cấp trên.
CẤM TUYỆT ĐỐI BƠM NƯỚC VÀO NỒI KHI NỒI CẠN NƯỚC.
|