Tìm hiểu các loại van sử dụng trong lò hơi - mua bán lò hơi cũ

Tìm hiểu các loại van sử dụng trong lò hơi

Tìm hiểu các loại van sử dụng trong lò hơi - mua bán lò hơi cũ 0903.682.412 Mr.Vũ

Các loại van sử dụng trong lò hơi | mua bán lò hơi cũ 0903.682.412 Mr.Vũ

Trong hệ thống lò hơi không thể thiếu các loại van công nghiệp được lắp đặt nhằm đảm bảo quá trình vận hành ổn định, an toàn và đạt hiệu quả, năng suất cao. Vậy cụ thể các loại van được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất trong lò hơi là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu thêm về hệ thống này nhé!

 

Tổng hợp các loại van sử dụng trong lò hơi

Van cầu Van cổng
Van xả đáy Van an toàn
Van 1 chiều Van xả khí
Van điện từ Van giảm áp
Van bi Y lọc
Bẫy hơi Van điều khiển tự động

Sau đây chũng ta cùng tiềm hiểu sơ qua các loại van này.

1. Van cầu

Đầu tiên, không thể bỏ qua van cầu – dòng van lý tưởng được ứng dụng phổ biến trong hệ thống lò hơi, lò sấy có điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn. Van cầu thường được lắp đặt ở ống cấp hơi tại vị trí đầu hoặc cuối đường ống. Mục đích đóng, mở hoặc điều tiết dòng lưu chất đi qua giúp kiểm soát lưu lượng hơi cho bộ gia nhiệt, bộ trao đổi nhiệt đảm bảo chính xác.

 

Thông thường van cầu sử dụng cho nồi hơi thường là dạng van cơ điều khiển bằng tay gạt hoặc tay quay. Có một số đơn vị có quy mô lớn sẽ sử dụng van cầu điều khiển điện, van cầu điều khiển khí nén để lắp vào lò hơi. Về nguyên lý hoạt động, khi tác động lực hoặc cấp điện, khí nén vào bộ phận điều khiển, trục van sẽ kéo đĩa van dịch chuyển đóng, mở, cho phép hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua.mua bán lò hơi cũ 0903.682.412 Mr.Vũ

2. Van cổng

Van cổng còn được gọi là van cửa, tên tiếng anh là Gate valve là dòng van thông dụng bậc nhất được sử dụng nhiều trong hệ thống lò hơi với chức năng đóng mở hoàn toàn cho lưu chất đi qua đường ống. Van cổng thường được làm bằng chất liệu thép, inox, đồng, gang… có độ bền cao, chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao. Các kích thước van cổng dùng cho nồi hơi thường là kích cỡ lớn khoảng từ DN65, DN65, DN80 hoặc DN100 trở lên.

Khi lắp đặt trong hệ thống lò hơi, van cổng sẽ được đặt tại những vị trí yêu cầu đóng mở hoàn toàn. Nên hạn chế sử dụng van cổng để điều tiết dòng chảy vì ở điều kiện áp lực cao, ma sát mạnh đĩa van rất dễ bị ăn mòn. Ngoài ra, phía trước van cổng nên lắp đặt thêm lọc y để làm sạch hệ thống đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả vận hành.

3. Van xả đáy

Van xả đáy hay còn có tên gọi khác là van xả cặn với chức năng lọc, loại bỏ các tạp chất trong dòng chảy của các đường ống, hệ thống thống lò hơi. Van được lắp đặt ở vị trí phía cuối đường ống hoặc dưới đáy của lò hơi. Van được sản xuất bằng chất liệu gang xám hoặc thép cho phép van làm việc được với môi trường nhiệt độ và áp lực làm việc cao.

Chức năng của van xả đáy trong lò hơi đó là đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn các loại tạp chất giúp cho đường ống làm việc được sạch sẽ tránh được các hiện tượng tắc nghẽn khi lượng chất bẩn tích tụ quá nhiều. Van được thiết kế dạng lắp bích với kích cỡ lớn từ DN40 trở lên cho khả năng xả hoàn toàn các tạp chất một cách dễ dàng. Ngoài ra, giá thành van cũng khá rẻ và cơ chế hoạt động đơn giản, thực hiện xả cặn nhanh giảm được sử thất thoát của dòng chất bên trong lò.

4. Van an toàn

Van an toàn là thiết bị có chức năng điều chỉnh, kiểm soát áp suất trong nồi hơi để bảo vệ thiết bị tránh tình trạng bị nổ, vỡ hay hư hại ở điều kiện áp suất cao. Do đó chủ yếu được lắp đặt trong các bình chịu áp lực tại nồi hơi. Với cơ chế hoạt động, khi áp lực đầu vao của van tăng lên đến một giá trị áp lực định trước, đĩa van sẽ tự động mở và xả hơi. Khi áp suất giảm xuống đến giá trị ngưỡng cho phép, đĩa van sẽ đóng lại. Chu trình này sẽ được lặp lại trong quá trình vận hành khi áp lực bên trong hệ thống hơi tăng vượt ngưỡng.

Thông thường, van an toàn sẽ được lắp ở vị trí cao nhất của bao hơi trong lò hơi và tự động xả hơi ra ngoài khi áp suất của bao hơi tăng vượt chỉ số cài đặt. Trong hệ thống nồi hơi, cần tối thiểu 1 van an toàn và số lượng tối đa phụ thuộc vào công suất lưu lượng ở giá trị cực đại của nồi hơi. Và phải đảm bảo thời gian xả và lưu lượng xả đủ nhanh vượt qua công suất nồi hơi. nếu không đủ thời gian so với công suất sẽ không có tác dụng.

5. Van 1 chiều

Để giúp hệ thống lò hơi vận hành được tốt nhất, van 1 chiều là loại van hỗ trợ vô cùng tuyệt vời. Với cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép dòng lưu chất đi qua một hướng nhất định, ngăn dòng chảy ngược lại. Giúp hệ thống tiết kiệm chi phí, không tiêu hao năng lượng và dễ dàng bảo vệ hệ thống đường ống dẫn hơi và các thiết bị khác.

Van một chiều còn có thể giữ lại lưu chất trong hệ thống tránh bị thất thoát, rò rỉ lưu chất ra ngoài và đảm bảo không xảy ra tình trạng dòng chảy ngược gây ô nhiễm lưu chất đầu nguồn. Hiện nay, trong lò hơi, van 1 chiều được lắp đặt tại các vị trí cuối đường ống, chất liệu sử dụng thường là inox, gang hoặc thép có độ bền cao, chịu lực tốt.

6. Van xả khí

Van xả khí là dòng van không thể thiếu trong hệ thống lò hơi, đặc biệt là các lò hơi có quy mô lớn. Bởi khi hệ thống vận hành liên tục sẽ sinh ra rất nhiều khí dư thừa, tích tụ bên trong đường ống. Nếu không lắp đặt van xả khí để thực hiện nhiệm vụ loại bỏ lượng khí này bằng đường lỗ thông hơi rất dễ gây ra hiện tượng quá áp, nổ, vỡ đường ống và nguy hiểm đến tính mạng người vận hành.

Van xả khí thường được lắp đặt ở vị trí cao nhất của hệ thống lò hơi để thoát khí một cách dễ dàng. Cơ chế hoạt động, khi vận hành một lượng khí dư sẽ được tạo ra và van xả khí sẽ có nhiệm vụ đẩy lượng khí thừa đó ra khỏi đường ống. Khi lưu chất tăng lên sẽ khiến phao dâng lên cùng lúc, đẩy van mở/đóng liên tục theo sự thay đổi của lượng lưu chất này. Mục đích đảm bảo khí dư được xả ra kịp thời, không gây áp lực lên đường ống và dư chất bên trong được di chuyển dễ dàng.

7. Van điện từ

Van điện từ là một thiết bị cơ điện, hoạt động đóng mở và kiểm soát dòng lưu chất dựa vào lực hút từ trường được sinh ra từ cuộn coil của van. Ưu điểm của dòng van này là đóng mở nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định, tiêu hao ít năng lượng, cấu tạo nhỏ gọn, lắp đặt đơn giản. Đây cũng chính là lí do van điện từ được ứng dụng phổ biến trong hệ thống lò hơi.

Van điện từ được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V, thông qua một cuộn dây dẫn. Về cơ chế hoạt động, nếu không có điện, van sẽ ở trạng thái đóng, khi khi có dòng điện chạy qua, van sẽ được mở để lưu thông chất. Vì vậy van điện từ có chức năng kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc chất khí, thường được dùng trong hệ thống.

8. Van giảm áp

Van giảm áp là thiết bị được lắp đặt để thực hiện nhiệm vụ duy trì áp suất đầu ra và đầu vào ổn định trong đường ống với áp suất định mức được cài đặt sẵn. Cụ thể là làm giảm áp suất đầu vào và điều hòa áp suất đầu ra để phù hợp với các loại van phía sau. Ưu điểm của dòng van này là có thể kiểm soát áp suất hoàn toàn tự động, không cần cung cấp nguồn điện hay lực tác động.

Trong hệ thống lò hơi thường bao gồm đường hơi chính và đường hơi sử dụng và van giảm áp sẽ được lắp đặt trên 2 hệ thống đường ống này. Mục đích làm giảm tình trạng thất thoát nhiệt lượng giúp tiết kiệm cho quá trình cung cấp nhiệt của các hệ thống một cách tối ưu nhất. Và còn đảm bảo không xảy ra nguy hại cho các van lắp đặt phía sau khi hệ thống thay đổi áp suất đột ngột.

9. Van bi

Van bi còn có tên gọi là Ball valve là thiết bị có chức năng điều tiết, kiểm soát lưu lượng bên trong hệ thống. Dòng van này có khả năng đóng mở hoàn toàn nhanh chóng bằng cách xoay quả cầu được đục lỗ xuyên tâm bên trong. Đây cũng chính là ưu thế nổi bật nhất của van bi so với các loại van khác khi lắp đặt trong hệ thống lò hơi.

Ngoài ra, khi van vận hành thân van chỉ quay, vòng đệm của thân van có độ chắc chắn cao đảm bảo khả năng bịt kín tăng khi áp suất trung bình tăng. Thêm nữa, cấu tạo van bi cũng khá đơn giản, nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, chi phí thấp. Và cũng được thiết kế bộ điều khiển thủ công bằng tay quay, tay gạt hoặc bộ điều khiển tự động bằng điện, khí nén khá tiện lợi.

10. Lọc y

Lọc Y có tên tiếng Anh là Strainers là loại van có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống lò hơi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Chức năng của lọc y là loại bỏ các chất bẩn, rác thải ra khỏi đường ống, giúp lưu chất sạch sẽ, lưu thông dễ dàng, tránh tình trạng tắc nghẽn gây hậu quả xấu cho hệ thống.

Trong hệ thống hơi, lọc y thường được lắp đặt ở vị trí nằm ngang hoặc dọc với bộ phận lưới lọc dốc xuống. Vị trí lắp đặt của lọc y phía dưới nguồn nước cấp vào hệ thống hơi, phía sau các loại van công nghiệp như van cổng, van cầu… Mục đích để lọc cặn bẩn, rác thải.

11. Bẫy hơi

Bẫy hơi có tên gọi tiếng anh là Steam Trap là một thiết bị quan trọng được lắp đặt trong hệ thống lò hơi. Với chức năng loại bỏ, tách lượng nước ngưng tụ ra khỏi hệ thống hơi đảm bảo cho môi trường hơi luôn được khô, hơi nước không bị rò rỉ ra bên ngoài. Ngoài ra, bẫy hơi còn có tác dụng điều chỉnh, kiểm soát tốc độ hơi nước bên trong đường ống một cách hiệu quả.

Về cơ chế vận hành, bẫy hơi hoạt động hoàn toàn tự động và có chu kì tuần hoàn đóng mở giúp lượng hơi không bị thất thoát ra bên ngoài. Từ đó có thể tiết kiệm và làm việc một các hiệu quả tối ưu nhất. Để đạt hiệu suất làm việc cao nhất bẫy hơi được lắp đặt ở khoảng cách 50 – 150 cm trong đường ống, sau các thiết bị trao đổi nhiệt và tại nơi có sự thay đổi độ cao hoặc áp suất lớn.mua bán lò hơi cũ 0903.682.412 Mr.Vũ

Tổng kết Các loại van sử dụng trong lò hơi

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các loại van công nghiệp dùng trong hệ thống lò hơi, nhìn chung có thể thấy bất kỳ một loại van nào cũng đóng vai trò quan trọng góp phần giúp hệ thống vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả.mua bán lò hơi cũ 0903.682.412 Mr.Vũ

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT VŨ NGỌC PHÁT

Mã Số Thuế: 0314797650

Địa chỉ văn phòng: A5/19N1, Đường 1A, Ấp 1B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Địa chỉ nhà xưởng: 117/2T, Đường Hồ văn long, Phường Tân tạo, Quận Bình tân, TP.HCM
Phone: 0903.682.412
Email: trungvu1011@gmail.com

website: www.conhietvungocphat.com
Website: www.noihoivungocphat.com

Yotube: https://www.youtube.com/c/Nguyentrungvu/videos