Huấn luyện an toàn vận hành lò hơi, nồi hơi là hoạt động bắt buộc mà Luật an toàn vệ sinh lao động đã quy định.
Chỉ những cá nhân đã được huấn luyện an toàn mới được phép vận hành lò hơi.
Huấn luyện an toàn vận hành lò hơi giúp người lao động có các kiến thức cơ bản về:
Hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Kiến thức về các mối nguy hiểm, có hại khi vận hành lò hơi. Nhận diện và phòng tránh
Xây dựng văn hóa an toàn vệ sinh lao động
Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP thì công tác huấn luyện an toàn vận hành lò hơi cho người lao động phải đáp ứng được các nội dung sau:
Hệ thống chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Người sử dụng lao động
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi (nồi hơi)
Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành lò hơi. Cách nhận diện và biện pháp phòng tránh.
Các nguyên nhân gây phá hủy lò hơi. Biện pháp khắc phục
Quy trình vận hành và xử lý sự cố khi vận hành lò hơi
Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố
Thiết bị bảo vệ cá nhân. Tính năng, cách sử dụng và bảo quản
Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn.
Quy trình kiểm định lò hơi
Huấn luyện an toàn vận hành lò hơi, nồi hơi được thực hiện khi:
Huấn luyện lần đầu: dành cho người vận hành mới được tuyển dụng, thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Huấn luyện định kỳ: Được thực hiện định kỳ hai (02) năm một lần cho người vận hành. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
Huấn luyện lại: Được thực hiện khi có sự thay đổi nhiên liệu, kiểu lò hơi. Khi người lao động đã nghỉ làm việc từ sáu tháng trở lên. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
Chi phí huấn luyện, đào tạo an toàn vận hành lò hơi phụ thuộc vào số lượng học viên, địa điểm giảng dạy, hình thức huấn luyện hay các yêu cầu đặc biệt khác của khách hàng.