Mua bán lò hơi đốt dầu [ uy tín chât lượng số 1] 0903.682.412. Mr.Vũ

Mua bán lò hơi đốt dầu

    Mua bán lò hơi đốt dầu

  • Giá: Liên hệ
  • Lượt xem: 232
  • Lò hơi qua sử dụng Vũ Ngọc Phát - mua bán lò hơi đốt qua sử dụng, mua bán nồi hơi, mua bán nồi hơi cũ, mua bán nồi hơi qua sử dụng, mua bán nồi hơi đốt củi, mua bán lò hơi đốt củi, mua bán lò hơi đốt dầu, mua bán nồi hơi đốt dầu, mua bán nồi hơi đốt dầu tại miền nam

Mua bán lò hơi đốt dầu [ uy tín chât lượng số 1] 0903.682.412. Mr.Vũ

Nồi hơi đốt dầu dạng đứng có thiết kế dạng hình trụ, được đặt thẳng đứng khi vận hành. Đây là lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu đốt và khí gas được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp...,có nhiệm vụ chính là sinh hơi hỗ trợ các quá trình sản xuất, sấy, chế biến nông sản, thủy sản, sấy gỗ...Các loại dầu đốt thường được dùng là dầu DO, FO và khí gas...

mua bán nồi hơi cũ, thanh lý nồi hơi qua sử dụng, mua bán lò hơi qua sử dụng

Một số đặc điểm khác của nồi hơi đốt dầu dạng đứng: 

- Hiệu suất cao, tự động hóa hoàn toàn, diện tích lắp đặt nhỏ gọn.

- Thiết kế nhỏ gọn 

- Thân lò hơi được sản xuất bằng vật liệu thép cao cấp chịu áp lực A515Gr60, có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét và chịu được nhiệt độ, áp suất cao

- Ống sinh hơi được chế tạo bằng vật liệu thép chịu áp lực C20F51x3

- Thân nồi hơi đốt dầu dạng đứng được trang bị một lớp vật tư bảo ôn, cách nhiệt tiêu chuẩn là bông khoáng và bông thủy tinh, bên ngoài nồi hơi được bọc thêm một lớp inox sáng bóng để tạo tính thẩm mỹ cho thiết bị

- Năng suất sinh hơi rất lớn, có thể đạt 1000kg/h 

- Vận hành theo cơ chế tự động hóa hoàn toàn nhờ bộ điều khiển đa năng 

- Áp suất vận hành tối đa lên đến 8 kg/cm2 

LÒ HƠI VŨ NGỌC PHÁT| mua bán lò hơi cũ| 0903682412

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ HƠI ĐỐT DẦU

A - KIỂM TRA HỆ THỐNG LÒ HƠI

    Trước khi vận hành lò hơi đốt dầu cần kiểm tra các bộ phận sau:

1. Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống nhiên liệu,v..v .. đã lắp đặt hoàn chỉnh đúng quy phạm chưa. Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng.

2. Các thiết bị đo lường,an toàn và từ động lắp đặt đúng theo yêu cầu quy phạm chưa

                 - áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép

                 - ống thuỷ sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình( ngang giữa ống thuỷ), mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất. Hai mức nước này bằng mức nước trung bình ±50mm.

                 - Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm:

                                + Van làm việc: chỉnh ở mức Plv + 0,2KG/cm2

                                + Van kiểm tra: chỉnh ở mức Plv + 0,3KG/cm2 

                 - Các hệ thống tự động phải hoạt động tốt.

3. Kiểm tra toàn bộ phần áp lực của nồi hơi xem có tình trạng hư hỏng không.

4. Kiểm tra nhiên liệu và nước cấp có đủ dự trữ và đảm bảo chất lượng chưa

B. SẤY LÒ VÀ KIỀM LÒ:

- Sau khi lắp đặt, trước lúc đưa lò vào sử dụng, cần tiến hành sấy và kiềm lò để làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của lò hơi, để sấy khô phần gạch, vữa,bảo ôn của lò.

- Sấy và kiềm lò tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.

- Hoá chất để sử dụng kiềm lò là Natrihydroxyt NaOH hoặc trinatri phốt phát Na3PO4 với số lượng tính toán để nồng độ kiềm của nước lò:

 

                + Đối với NaOH là 3 ¸ 4%

                + Đối với Na3PO4 là 2 ¸ 3%

 

Các loại hoá chất trên, khi dùng phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% không được trực tiếp bỏ hoá chất ở thể rắn vào lò hơi

Việc sấy và kiềm Lò hơi được thực hiện như sau:

                + Bơm dung dịch hoá chất vào nồi, mở van xả le để thoát khí ra ngoài

                + Bơm cấp nước vào nồi đến vạch cao nhất của ống thuỷ.

                + Các công việc tiếp theo thực hiện như việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.

                + Trong thời gian vào khoảng 6 ¸ 8h duy trì việc đốt lò ngọn lửa nhỏ và không cho tăng áp lực bằng cách xả hơi ra ngoài theo van xả le hoặc van cấp hơi. Cấp thêm nước vào lò nếu mức nước tụt xuống.

                + Đóng van xả le, van an toàn,hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của lò từ 0 ¸ (Plv -2)KG/cm2 trong vòng 6h. Khi áp suất lò hơi đã đạt. (Plv-2)KG/cm2duy trì ở áp suất đó trong 12 ¸24h

                 + Trong thời gian sấy và kiềm lò luôn giữ mực nước của lò ở vạch cao nhất trong ống thuỷ sáng.

                + Ngừng đốt lò cho lò giảm áp và nguội dần , khi áp suất của lò = 0KG/cm2 và nhiệt độ của nước lò < 700 thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.

               

                + Khi lò hơi đã nguội hẳn bơm đầy nước sạch vào lò bằng cách gạt núm điều khiển bơm bằng tay, sau đó xả hết. Bơm như vậy cho đủ 3 lần thì công việc kiềm lò kết thúc .

C VẬN HÀNH LÒ:

1. Chuẩn bị vận hành lò:

                a. Các van xả, van cấp hơi, van an toàn phải đóng lại. Mở van cáp nước, van xả le để thoát khí ,mở van lưu thông ống thuỷ và van 3 ngả của áp kế .

                b. Đóng điện trong tủ đèn nguồn báo hiệu sáng bật bơm ở chế độ bằng tay. Cấp nước vào lò cho đến vạch quy định mức thấp nhất trong ống thuỷ sáng. Ngừng cấp nước và kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.

                c. Kiểm tra hệ thống đốt nhiên liệu để khởi động lò

                d. Kiểm tra mức nước trong bể nước mềm nếu nước cạn sẽ không thể khởi động được vòi đốt

2. Khởi động đốt lò và chế độ đốt lò

                - Khởi động vòi đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển. ở chế độ tự động khi áp suất đạt áp suất đặt trên rơle vòi sẽ tự động ngừng hoạt động.

                - Các bước khởi động đốt lò và chế độ đốt phải tuân theo quy trình vận hành hệ thống đốt nhiên liệu theo kiểu loại vòi đốt mà lò được trang bị lắp đặt.

                - Khi lò xuất hiện hơi nước thì đóng van xả le lại, tăng quá trình đốt.

                - Khi áp suất lò đạt từ 1¸1,5 KG/cm2 tiến hành kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thuỷ, áp kế,quan sát sự hoạt động của chúng.

                - Khi lò đạt áp suất 2KG/cm2 thận trọng dùng clê vặn chặt các đai ốc trong phạm vi chịu áp lực của lò hơi.

                - Khi áp suất trong lò đạt mức áp suất làm việc tối đa PlvCấp nước vào lò đến vạch trung bình của ống thuỷ.

                - Nâng áp suất của lò lên áp suất hoạt động của các van an toàn đã được chỉnh theo quy phạm. Các van an toàn phải hoạt động và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.

                - Công việc khởi động lò được kết thúc khi đã đưa áp suất của lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò.

                - Trong quá trình cấp hơi lò phải đảm bảo chế độ đốt tức là đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu không thì xem xét và hiệu chỉnh lại hệ thống đốt nhiên liệu

                - Thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu

3. Cấp hơi

                - Khi áp suất lò gần bằng áp suất làm việc tối đa Plv thì chuẩn bị cấp hơi . Trước khi cấp hơi mức nước trong lò ở mức trung bình của ống thuỷ và chế độ cháy phải ổn định.

                - Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trong đường ống dẫn hơi trong khoảng thời gian 10 ¸15 phút . Trong thời gian đó quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống. Nếu thấy bình thường thì đóng mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi . Việc mở van phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược nửa vòng van hơi lại.

4. Cấp nước:

                - Trong thời gian vận hành lò phải giữ mực nước trung bình trong lò, không nên cho lò hoạt động lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất của ống thuỷ   .

                - Lò hơi được cấp nước bằng hệ thống từ động ( có quy trình vận hành kèm theo hệ thống lắp đặt).

                - Chất lượng nước cấp cho lò phải đảm bảo yêu cầu sau:

                + Độ cứng toàn phần [0,5 mgđl/lít

                + Độ PH = 7¸10.

                + Hàn lượng oxy [ 0,1 mgđl/lít

5. Xả bẩn :

                - Việc xả bẩn định kỳ cho lò hơi được thực hiện nhờ van xả ở thân nồi.

                - Tuỳ theo chế độ nước cấp cho lò mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca . Nước cấp càng cứng , độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều ít nhất 1 ca phải xả bẩn 2 lần mỗi lần 2,3 hồi mỗi hồi từ 10 ¸ 15 giây. Trước khi xả bẩn nên nâng mức nước trong lò lên trên mức nước trung bình của ống thuỷ sáng khoảng 25¸50mm.

                - Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong 1 ca, ống xi phông của áp kế phải thông rửa 2 lần trong 1 ca. Van an toàn được kiểm tra 1 lần trong 1 ca.

D. NGỪNG LÒ:

1. Ngừng lò bình thường:

Thực hiện theo trình từ sau:

                - Ngừng hoạt động của vòi đốt

                - Đóng van cấp hơi và xả hời ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả le hoặc kênh van an toàn để giảm áp suất của lò xuống.

                - Cấp nước vào lò để nâng mức nước trong lò lên mức cao nhất của ống thuỷ

                - Để lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi

                - Việc tháo nước ra khỏi lò để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách lò hơi và chỉ được tháo nước lò khi áp suất trong lò là 0KG/cm2 và nhiệt độ nước lò [700C. Việc tháo nước phải thực hiện từ từ và khi đã mở van xả le hoặc kênh van an toàn

2. Ngừng lò sự cố:

                - Chấm dứt ngay sự hoạt động của hệ thống đốt nhiên liệu bằng nút STOP, đóng van cấp hơi, kênh van an toàn,mở van xả le.

                - Cấp đầy nước vào lò( nếu lò hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò)

                - Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò hơi.

E. BẢO DƯỠNG LÒ:

            - Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.

- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt

a. Phương pháp bảo dưỡng khô: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô( chú ý không đốt lửa to)

b. Phương pháp bảo dưỡng ướt: Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 1000C. Khi đốt lò phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí ,lò không tăng áp suất. Ngừng đốt lò đóng van xả le và van an toàn lại

 

F. VỆ SINH VÀ DUY TU LÒ

 1. Vệ sinh

- Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường từ 3 đến 6 tháng /1 lần

- Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất.

- Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho nồi hơi là dung dịch NaOH 2%. Đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến áp suất từ 1 ¸3 KG/cm2 duy trì từ 12¸14 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò thì cấp nước rửa lò.

- Việc xử lý bằng hoá chất phải do cán bộ am hiểu về hoá chất chủ trì

2. Duy tu:

- Cứ 1 tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần. Chú ý các loại van, ống thuỷ,áp kế, hệ thống cấp nước ,hệ thống đốt nhiên liệu,vv,vv

- Tháo vòi dầu kiểm tra các phần chịu áp lực và phần vữa SAMÔT xem có hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng cần khắc phục, thay thế

Từ 3 ¸ 6 tháng vận hành phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện,kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò

- Lò phải ngừng vận hành ngay nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.

- Hết hạn sử dụng vận hành Lò hơi( theo giấy phép của thanh tra kỹ thuật an toàn về lò hơi). Ngừng vận hành lò để tiến hành kiểm tra, sửa chữa, và đăng kiểm để sử dụng tiếp

- Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng TCVN

 

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT VŨ NGỌC PHÁT

Mã Số Thuế: 0314797650

Địa chỉ văn phòng: A5/19N1, Đường 1A, Ấp 1B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM

Địa chỉ nhà xưởng: 117/2T, Đường Hồ văn long, Phường Tân tạo, Quận Bình tân, TP.HCM
Phone: 0903.682.412
Email: trungvu1011@gmail.com

website: www.conhietvungocphat.com
Website: www.noihoivungocphat.com

Yotube: https://www.youtube.com/c/Nguyentrungvu/videos

             https://www.youtube.com/watch?v=jRiN1OHpHRA

mua bán lò hơi đốt qua sử dụng, mua bán nồi hơi, mua bán nồi hơi cũ, mua bán nồi hơi qua sử dụng, mua bán nồi hơi đốt củi, mua bán lò hơi đốt củi, mua bán lò hơi đốt dầu, mua bán nồi hơi đốt dầu, mua bán nồi hơi đốt dầu tại miền nam